1.Máy lạnh áp trần là gì?
Máy lạnh áp trần là dòng máy lạnh được gắn trên tường áp sát trần nhà và tường nhà, khác với máy lạnh âm trần là gắn lên la phông.
Máy lạnh áp trần thường có công suất cao và khả năng thổi gió mạnh mẽ, nhiều tính năng đa dạng và hệ thống cải tiến tiêu biểu, vận hành êm ái. Tùy theo điều kiện và nhu cầu của mỗi khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã, giá cả mà lựa chọn một dòng máy lạnh áp trần cho không gian của mình.
Các tính năng nổi trội
- Phân phối khí lạnh khắp căn phòng.
- Vận hành êm ái, nhanh chóng.
- Dễ dàng bảo trì, vệ sinh.
- Được trang bị túi lọc bụi khá dày cải tiến, nhất hiện giờ.
- Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, đơn giản.
Lợi ích khi sử dụng máy lạnh áp trần
- Tạo được luồng gió mạnh mẽ, mát lạnh nhưng vẫn đảm bảo sự yên tĩnh khi hoạt động.
- Máy lạnh áp trần có khả năng tự lọc sạch vi khuẩn, ẩm mốc, đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho gia đình.
- Khả năng chịu nhiệt tốt dù mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng nực, máy lạnh áp trần vẫn hoạt động cực trơn tru.
- Có chế độ tự đảo gió và điều chỉnh cánh đảo gió.
- Cửa thổi gió rộng, phân phối được luồng hơi lạnh ở khắp ngõ ngách.
- Thiết kế tinh tế, trang nhã, phù hợp cho mọi không gian.
- Máy lạnh áp trần có chế độ cảm biến nhiệt độ tùy chọn.
2.Tại sao cần vệ sinh máy lạnh áp trần định kỳ?
Việc vệ sinh máy lạnh áp trần định kì sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bạn hàng ngày, loại bỏ tác nhân gây bệnh hô hấp.
Bụi bẩn bám vào hệ thống lọc dẫn đến hiệu suất làm lạnh kém. Điều này sẽ khiến bạn phải điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn khi sử dụng thiết bị, gây ra sự tiêu tốn điện năng không cần thiết. Vì vậy, chỉ cần vệ sinh máy lạnh áp trần sạch sẽ là bạn có thể tăng hiệu suất làm lạnh, từ đó giảm chi phí tiền điện.
Hơn nữa, bụi bẩn tích tụ khiến máy lạnh áp trần phải gia tăng công suất để làm lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài, board mạch và các linh kiện trong dàn lạnh, dàn nóng dễ bị hư hỏng và làm giảm tuổi thọ máy lạnh áp trần.
Thường xuyên vệ sinh máy lạnh áp trần định kỳ để đảm bảo chất lượng máy hoạt động tốt
3.Các bước vệ sinh máy lạnh áp trần đạt chuẩn
Kiểm tra thiết bị ban đầu
- Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ vệ sinh máy lạnh áp trần tại nhà.
- Nếu phát hiện hư hỏng sẽ sửa chữa, nếu máy bị thiếu hụt gas sẽ châm gas bổ sung cho máy lạnh áp trần.
Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ vệ sinh máy lạnh áp trần khi người nhà kiểm tra cần vệ sinh
Vệ sinh dàn lạnh máy áp trần
Bước 1: Tháo toàn bộ vỏ ngoài và mặt nạ để tiến hành vệ sinh. Lưu ý tháo mắt nhận tín hiệu và bàn phím điều khiến ra khi vệ sinh mặt nạ máy, điều này sẽ giúp tránh nước bắn vào gây chập mạch.
Bước 2: Tháo và vệ sinh máng hứng nước. Khi vệ sinh vận tránh làm gãy bởi bộ phận này rất dài và có phần làm bằng xốp.
Bước 3: Tháo và vệ sinh lồng sóc của dàn lạnh kiểm. Sau đó cần tra bạc đạn và tra dầu mỡ vào bộ phận này.
Bước 4: Vệ sinh bo mạch điều khiển rồi sử dụng máy sấy hong khô.
Bước 5: Căng bạt chuyên dùng ra để hứng nước chảy ra khi rửa dàn lạnh. Sau đó sử dụng vòi nước áp lực cao để vệ sinh dàn lạnh. Có thể sử dụng một ít hóa chất tẩy rửa tùy theo mức độ bẩn và cặn bẩn bám lại trên dàn lạnh.
Bước 6: Trong quá trình xịt nước bạn nên xịt cả bên ngoài lẫn bên trong, xịt cả 2 mặt của máy lạnh áp trần, nên điều chỉnh áp lực nước sao đủ mạnh để đẩy hết phần bụi bẩn ra ngoài.
Bước 7: Với đường ống thoát nước của máy lạnh áp trần bạn cần thông thụt nhiều lần để cho các cặn bẩn bị đẩy hết ra ngoài.
Bước 8: Sau khi vệ sinh xong dàn lạnh bạn cần lau khô các bộ phận rồi lắp ráp trở về vị trí ban đầu.
Vệ sinh dàn nóng máy áp trần (dàn ngưng tụ)
Bước 1: Dọn dẹp khu vực xung quanh dàn nóng.
Bước 2: Tháo board mạch, khởi động từ của dàn nóng để vệ sinh, sau đó dùng máy sấy hong khô.
Bước 3: Tháo vỏ ngoài dàn nóng, sử dụng máy xịt rửa áp lực cao xịt trực tiếp vào toàn bộ bề mặt dàn nóng cho đến khi hết bụi bẩn.
Bước 4: Xịt rửa và kiểm tra bạc đạn quạt dàn nóng.
Bước 5: Kiểm tra tình trạng các mối nối dây điện cấp vào block, các role áp suất cao thấp, bộ chống mất pha.
Bước 6: Lau khô và lắp các bộ phận vào vị trí ban đầu.
- Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh áp trần, kỹ thuật viên sẽ cho máy vận hành thử và kiểm tra hoạt động của máy.
- Nếu phát hiện hư hỏng hoặc có nguy cơ xảy ra hư hỏng thì tiến hành xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.